Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm xúc

Áp lực đồng đẳng: Làm sao để vui với cuộc sống của chính mình?

Hình ảnh
“Áp lực đồng đẳng” (peer pressure, hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa ) có thể hiểu một cách chung chung là tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp đến từ những người giống mình, những thành viên của các nhóm xã hội có cùng mối quan tâm, kinh nghiệm hay địa vị xã hội. Chính vì thế mà có lẽ mình thích cụm từ đồng đẳng hơn là đồng trang lứa. Nó cho thấy áp lực lớn đến từ một nhóm rộng hơn nhiều ngoài nhóm có cùng lứa tuổi với chúng ta. Trong bài viết này mình cũng sử dụng cách gọi thống nhất là áp lực đồng đẳng nhé! Nhu cầu được đánh giá trong nhóm, trong cộng đồng có lẽ không chỉ là đặc trưng riêng của loài người. Các loài động vật và kể cả thực vật khác cũng luôn cạnh tranh nhau để trở nên nổi bật hơn, quyến rũ hơn để hấp dẫn “bạn tình” hay những đối tượng “thụ phấn hộ” với mục đích cao nhất là duy trì giống nòi. Điều đó chắc được viết ở đâu đó trong bộ gen của các sinh vật trên Trái Đất như chúng ta và các nhà khoa học đã khám phá ra điều này cách đây vài trăm năm rồi. Xã hội lo

ONLY LOVE IS REAL

Hình ảnh
Mấy hôm nay mình có đọc quyển sách này. Tên sách là “ Only Love is Real: A Story of Soulmates Reunited” của Brian L. Weiss. Weiss là một bác sỹ tâm thần, một nhà trị liệu thôi miên, được đào tạo chuyên ngành Y tại trường ĐH lớn ở Mỹ. Vốn dĩ Weiss được đào tạo trong môi trường y khoa truyền thống, coi trọng khoa học và ngược lại, không tin vào những điều khoa học không chứng minh được. Là một nhà trị liệu thôi miên, Weiss thường đưa bệnh nhân vào trạng thái thư giãn và tìm hiểu những vấn đề ở sâu trong tiềm thức của người đó, từ đó giúp bệnh nhân vượt qua những vấn đề tâm lý của họ. Trong một lần trị liệu cho bệnh nhân tên là “Catherine” vào năm 1980, Weiss đã vô tình cùng bệnh nhân của mình “hồi quy” về một kiếp sống trước đây và tìm hiểu những câu chuyện, những uẩn ức, những cảm xúc, những sự kiện đã diễn ra đối với các kiếp sống khác và cả “linh hồn” của Catherine. Vốn là một người chỉ tin vào khoa học thuần tuý, Weiss kinh ngạc trước những khám phá này của mình về tiền kiếp, luân h

Nỗi đau khổ của Emma

Hình ảnh
Đây là một bài viết khá thú vị để hiểu về sự khác nhau của các thế hệ trong xã hội Mỹ, mình lượm được trên WaitButWhy của anh Tim Urban, dịch lại và thay đổi chút chút thôi. Tình hình ở xã hội Mỹ khác Việt Nam mình, tất nhiên rồi! Và có một sự thật là Việt Nam mình bị tụt hậu hơn họ một vài thế hệ so với họ về nhiều mặt. Nhưng ở thời đại thế giới phẳng này, mình và họ cũng chia sẻ nhiều vấn đề với nhau đúng không nào?       Đây là Emma. Emma là thuộc thế hệ trẻ, sinh vào khoảng từ cuối những năm 1980 cho đến giữa năm 2000. Emma cũng là một trong bạn trẻ đầy hoài bão, kiểu yuppie (tức là Young, Upwardly Mobile, Professional Person). Yuppie là nhóm chiếm phần lớn trong thế hệ Y. Tôi gọi những yuppie thế hệ Y là GYPSYs (Generation Y Protagonists & Special Yuppies, nghĩa là những thanh niên thế hệ Y đặc biệt và thích làm trung tâm). GYPSYs là một thể loại đặc biệt của yuppie. Chúng là những người luôn coi bản thân mình là nhân vật chính trong một câu chuyện đặc biệt. Emma rất tận hưở

Sự hữu hạn của nỗi đau

Hình ảnh
Trong công việc của mình, trung bình một tuần mình nói chuyện với 2-3 thanh niên đang vật lộn với cuộc đời ^^ Đa số đau khổ với công việc, sự nghiệp, sự thành công, một phần không nhỏ nữa là về tình yêu, gia đình, các mối quan hệ, sự chia sẻ hay sự-không-chia sẻ một cái gì đó với người khác. Nói chung là nhiều loại đau khổ ^^ Có một sự thực là khi đau khổ, người ta thường có nhiều loại nhận thức lệch lạc. Bạn nào tham gia seminar trò chuyện về trầm cảm của mình hồi tháng trước chắc đều biết mình thích nói về 10 nhóm suy nghĩ lệch lạc này như thế nào ^^. Trong đó nhận thức lệch lạc về không gian và thời gian là thứ ngược lại lại khiến người ta càng trở nên đau khổ hơn nữa. Mối quan hệ giữa cảm xúc con người, đặc biệt là nỗi đau, và nhận thức của con người về thời gian không phải là một chủ đề quá xa lạ trong các nghiên cứu tâm lý. Có rất nhiều người nghiên cứu về việc nỗi đau “phóng đại” nhận thức về thời gian ở con người (như Rey, A.E., Michael, G.A., Dondas, C. et al., 2017). Thường t