Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn liên văn hóa

Một số vấn đề giao tiếp liên văn hoá Việt Nhật (3)

Hình ảnh
3. TÌM HIỂU THÔNG TIN CHÍNH THỐNG VÀ PHI CHÍNH THỐNG Một đặc điểm quan trọng của nền văn hoá giàu ngữ cảnh đó là các cá nhân trong nhóm luôn có sự chia sẻ lẫn nhau về nhiều “thông tin” mà người ngoài không thể nắm được. Đó có thể là vì sự thấu hiểu thói quen ứng xử, giọng điệu, hay thứ tự cấp bậc ngầm trong nhóm, những thông tin thật sự khá khó để nắm bắt với những người ngoài nhóm. Trong văn hóa Nhật Bản có sự phân biệt khá rõ ràng giữa “trong nhóm" (uchi) và “ngoài nhóm" (soto). Ranh giới giữa uchi và soto trong nền văn hoá ngữ cảnh cao như Nhật Bản là khá rõ rệt thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ (kính ngữ hay thể thông thường, hoặc các quy định về loại thông tin được và ko được chia sẻ ngoài nhóm...). Để được tham gia vào trong nhóm (uchi), các bạn cần “đầu tư" nhiều hơn cho việc tìm hiểu những gì đã có từ trước đó trong nhóm. Sẽ không có ai hướng dẫn hay kể cho bạn nghe về một cách rõ ràng về cách gia nhập nhóm, vì vốn dĩ họ cũng không biết cách “rõ ràng" đó là...

Một số vấn đề giao tiếp liên văn hoá Việt Nhật (2)

Hình ảnh
2. HORENSO- CÔNG CỤ QUẢN TRỊ CẦN THIẾT TRONG NỀN VĂN HOÁ GIÀU NGỮ CẢNH Trong phần trước, mình đã có chia sẻ một chút về sự khác biệt giữa nền văn hoá giàu ngữ cảnh và nghèo ngữ cảnh hơn một cách tương đối, trong trường hợp này là Nhật Bản và Việt Nam. Chắc hẳn khi xem đến phần “đọc không khí” hay “phải nghe cả những điều không được nói”, nhiều bạn sẽ hỏi với một nền văn hóa phức tạp và nhiều giao tiếp ngầm như Nhật Bản, con người ta làm việc với nhau kiểu gì? Làm sao họ có thể hiểu được và làm việc ăn ý với nhau khi cứ liên tục phải đoán ý của người khác như vậy trong khi thông tin cũng chính là một loại tài sản của công ty. Mỗi cá nhân đều tham gia vào quá trình thu thập, xử lý và trình bày/truyền đạt để có thể giải quyết được các vấn đề công ty đang có. Nếu thông tin bị tắc nghẽn hay truyền đạt không đầy đủ, công việc và ngay chính bản thân công ty cũng không thể tiếp tục hoạt động hiệu quả được. Trong các doanh nghiệp kiểu Nhật, có một công cụ giúp người Nhật hạn chế bớt phần nào nh...

Thời gian và lịch sử của việc người-Nhật-đúng-giờ

Hình ảnh
Có một lần tôi được mời đến thuyết trình tại một buổi hội thảo nhỏ dành cho sinh viên một trường đại học Việt Nam hiện đang học trao đổi ở một trường đại học lớn của Nhật Bản. Chị điều phối viên người Nhật thông báo cho tôi biết sẽ có khoảng 15 sinh viên tham gia buổi hội thảo. Tôi chuẩn bị tài liệu thuyết trình có mặt ở phòng hội thảo, chuẩn bị sẵn sàng và ngồi chờ. Đến giờ bắt đầu buổi hội thảo, chỉ có khoảng 1 nửa số sinh viên có mặt. Tôi vẫn bắt đầu bài thuyết trình như bình thường. Và cứ khoảng vài phút trôi qua, lại có thêm một vài bạn đến. Cho đến khi tôi hoàn thành một nửa bài thuyết trình, thì các bạn sinh viên mới có mặt đủ. Ảnh minh hoạ tôi lấy từ một lớp học khác ^^ Các bạn trong lớp này đều đến rất đúng giờ Khi kết thúc buổi hội thảo, chị điều phối viên đến tìm gặp tôi và có vẻ rất lo lắng, chị ấy liên tục cúi đầu xin lỗi theo phong cách của người Nhật. Chị ấy cho rằng đó là do lỗi của chị ấy đã không sát sao, đã không liên tục nhắn tin hoặc gọi điện để nhắc nhở các bạn s...