Một số vấn đề giao tiếp liên văn hoá Việt Nhật (3)

3. TÌM HIỂU THÔNG TIN CHÍNH THỐNG VÀ PHI CHÍNH THỐNG


Một đặc điểm quan trọng của nền văn hoá giàu ngữ cảnh đó là các cá nhân trong nhóm luôn có sự chia sẻ lẫn nhau về nhiều “thông tin” mà người ngoài không thể nắm được.

Đó có thể là vì sự thấu hiểu thói quen ứng xử, giọng điệu, hay thứ tự cấp bậc ngầm trong nhóm, những thông tin thật sự khá khó để nắm bắt với những người ngoài nhóm.

Trong văn hóa Nhật Bản có sự phân biệt khá rõ ràng giữa “trong nhóm" (uchi) và “ngoài nhóm" (soto).

Ranh giới giữa uchi và soto trong nền văn hoá ngữ cảnh cao như Nhật Bản là khá rõ rệt thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ (kính ngữ hay thể thông thường, hoặc các quy định về loại thông tin được và ko được chia sẻ ngoài nhóm...).

Để được tham gia vào trong nhóm (uchi), các bạn cần “đầu tư" nhiều hơn cho việc tìm hiểu những gì đã có từ trước đó trong nhóm.

Sẽ không có ai hướng dẫn hay kể cho bạn nghe về một cách rõ ràng về cách gia nhập nhóm, vì vốn dĩ họ cũng không biết cách “rõ ràng" đó là gì.

Đây là khó khăn chung của những người đi từ nền văn hoá nghèo ngữ cảnh sang nền văn hoá giàu ngữ cảnh hơn.

Chính vì thế, hầu hết những người Việt Nam khi sang Nhật Bản đều có cảm giác khó hòa nhập như vậy.

Nếu bạn đang có cảm giác này, có thể bạn sẽ cảM thấy thoải mái hơn một chút khi biết có mấy chục vạn người Việt Nam khác cũng đã và đang vật lộn như bạn, đúng không? =)))

Để cải thiện vấn đề này, thật sự không có cách nào khác ngoài việc bạn phải tìm hiểu và học hỏi những kiến thức chung được chia sẻ trong nhóm đã có.

Sẽ có nhiều trường hợp, người Nhật sẽ chủ động học hỏi văn hoá Việt Nam, học tiếng Việt, đọc tin tức về Việt Nam để tìm cách bắt chuyện với bạn.

Nhưng nếu chỉ để một bên tìm hiểu thì sẽ không fair chút nào ^^

Ngược lại, chúng ta cũng nên thường xuyên tìm hiểu về các vấn đề xã hội, kinh tế, thể thao ở Nhật Bản để làm chủ đề bắt chuyện và xây dựng quan hệ với những người Nhật xung quanh mình.

Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy cứ tìm hiểu các chương trình tin tức thời sự, thể thao (sumo và bóng chày chẳng hạn), các chương trình hài kịch, tên các loại cá và món ăn, hay đơn giản là các bản tin thời tiết trên tivi của Nhật hàng ngày.

Có thể hơi bất ngờ với nhiều người, nhưng đây là những thông tin cần thiết để bắt chuyện và làm thân với hầu hết mọi người đến từ mọi quốc gia ^^

Do đặc trưng Nhật Bản là nền văn hoá ngữ cảnh cao, cần có nhiều thông tin tổng hợp trong việc xây dựng mối quan hệ, xây dựng niềm tin.

Để hiểu rõ hơn về một người, một công ty, người Nhật có thói quen tìm hiểu kỹ cả về những thông tin chính thống và phi chính thống rồi mới đánh giá.

Vậy nên các bạn có thể thấy ở các công ty Nhật, thường có khá nhiều những buổi nomikai (đi nhậu) hay tụ tập mang tính informal.

Chính trong những buổi nomikai này là những lúc người ta trao đổi và thu thập thêm nhiều góc nhìn khác để có cái nhìn tổng quát hơn sau này.

Người Việt Nam cũng có văn hoá này.

Việc đi nhậu hay đi ăn uống để xây dựng mối quan hệ sâu hơn không phải là một điều mới mẻ ở Việt Nam.
Bởi phải nhắc lại một điều quan trọng, văn hoá Việt Nam cũng giàu ngữ cảnh, chỉ là nghèo hơn Nhật một chút xíu thôi ^^

Nhưng sự khác biệt chút xíu giữa văn hóa Nhật Bản và Việt Nam này cũng khiến nhiều bạn trẻ bối rối trong ma trận những cách xây dựng mối quan hệ với người Nhật.

Mình hay được các bạn trẻ tâm sự rằng họ khá sốc với sự “trở mặt” của người Nhật.

Ngày hôm trước ở bàn nhậu, mọi người có thể ôm nhau hát hò rất thân thiết.

Nhưng ngày hôm sau đi làm, mọi thứ có thể quay trở lại không khí làm việc cũ ở văn phòng, sẽ là những câu xã giao thông thường, những mệnh lệnh cứng nhắc như cũ, hoặc có thể mềm dẻo hơn một chút nhưng không thân thiết như mức mà các bạn trẻ Việt Nam mong đợi.

Điều mấu chốt chúng ta cần hiểu ở đây là “ngữ cảnh” đóng vai trò quan trọng. TPO (time - place - occasion) là những yếu tố quan trọng trong cách thể hiện với người Nhật.

Cách cư xử khi ở văn phòng hay trên bàn nhậu khác nhau là điều cực kỳ dễ hiểu đối với người Nhật.

Chỉ là có vẻ như các bạn trẻ Việt Nam chưa phân biệt được ranh giới giữa các bối cảnh này.

Người Nhật có xu hướng để mọi người bộc lộ bản thân mình trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng sự đánh giá đó có bối cảnh ^^ đây có thể là biểu hiện của sự lạnh lùng, hay “trở mặt”, hay bí ẩn, khó hiểu với người Việt Nam.

Nhiều bạn hay né tránh, không tham gia các sự kiện mang tính informal tại công ty, nhưng lại mong đợi người Nhật sẽ có biểu hiện informal ở văn phòng.

Việc này sẽ là yêu cầu hơi bất khả thi với đa số người Nhật.

Kỳ vọng này phi thực tế nên dễ khiến người mang kỳ vọng (i.e., đa số bạn trẻ người Việt Nam ham dzui, he he) nảy sinh cảm xúc thất vọng và chán ghét.

Nên là kệ họ thôi, đừng kỳ vọng thay đổi ai đó khi bối cảnh xung quanh không thay đổi ^^ muốn nói những chuyện thân tình hãy tìm một không gian, thời gian mang tính thân tình, informal, ngoài công việc ra nhé!

Mục đích ở đây là chúng ta không nhất thiết trở thành thành người Nhật, chúng ta quan sát và thấu hiểu sự khác biệt lẫn nhau để trao đổi thông tin một cách hiệu quả và không làm tổn thương nhau thôi mà!
---
Các phần khác:
- Nền văn hoá giàu ngữ cảnh vs. nghèo ngữ cảnh
- Horenso - công cụ quản trị hiệu quả trong nền văn hoá giàu ngữ cảnh
- Tìm hiểu thông tin formal và cả informal
- Chủ nghĩa tập thể vs. Chủ nghĩa cá nhân
- Tránh xung đột trong giao tiếp và khiển trách
- Mô hình công ty “gia đình” ở Nhật: coi trọng thứ bậc và mối quan hệ con người
- Quy trình ra quyết định và mức độ quan trọng của quyết định
- Địa vị đạt được và địa vị gán cho
- Ghi nhận quá trình nỗ lực hay kết quả cuối cùng?

Nhận xét

Đọc nhiều

HỌC ĐẠI HỌC TỪ XA Ở NHẬT

Làm sao để xử lý các suy nghĩ tiêu cực

Nỗi đau khổ của Emma

Thế hệ lỏng loẹt tại Nhật

Tiếp biến văn hoá