Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn hóa Nhật Việt

Một số vấn đề giao tiếp liên văn hoá Việt Nhật (3)

Hình ảnh
3. TÌM HIỂU THÔNG TIN CHÍNH THỐNG VÀ PHI CHÍNH THỐNG Một đặc điểm quan trọng của nền văn hoá giàu ngữ cảnh đó là các cá nhân trong nhóm luôn có sự chia sẻ lẫn nhau về nhiều “thông tin” mà người ngoài không thể nắm được. Đó có thể là vì sự thấu hiểu thói quen ứng xử, giọng điệu, hay thứ tự cấp bậc ngầm trong nhóm, những thông tin thật sự khá khó để nắm bắt với những người ngoài nhóm. Trong văn hóa Nhật Bản có sự phân biệt khá rõ ràng giữa “trong nhóm" (uchi) và “ngoài nhóm" (soto). Ranh giới giữa uchi và soto trong nền văn hoá ngữ cảnh cao như Nhật Bản là khá rõ rệt thể hiện qua cách sử dụng ngôn ngữ (kính ngữ hay thể thông thường, hoặc các quy định về loại thông tin được và ko được chia sẻ ngoài nhóm...). Để được tham gia vào trong nhóm (uchi), các bạn cần “đầu tư" nhiều hơn cho việc tìm hiểu những gì đã có từ trước đó trong nhóm. Sẽ không có ai hướng dẫn hay kể cho bạn nghe về một cách rõ ràng về cách gia nhập nhóm, vì vốn dĩ họ cũng không biết cách “rõ ràng" đó là...

Một số vấn đề giao tiếp liên văn hoá Việt Nhật (2)

Hình ảnh
2. HORENSO- CÔNG CỤ QUẢN TRỊ CẦN THIẾT TRONG NỀN VĂN HOÁ GIÀU NGỮ CẢNH Trong phần trước, mình đã có chia sẻ một chút về sự khác biệt giữa nền văn hoá giàu ngữ cảnh và nghèo ngữ cảnh hơn một cách tương đối, trong trường hợp này là Nhật Bản và Việt Nam. Chắc hẳn khi xem đến phần “đọc không khí” hay “phải nghe cả những điều không được nói”, nhiều bạn sẽ hỏi với một nền văn hóa phức tạp và nhiều giao tiếp ngầm như Nhật Bản, con người ta làm việc với nhau kiểu gì? Làm sao họ có thể hiểu được và làm việc ăn ý với nhau khi cứ liên tục phải đoán ý của người khác như vậy trong khi thông tin cũng chính là một loại tài sản của công ty. Mỗi cá nhân đều tham gia vào quá trình thu thập, xử lý và trình bày/truyền đạt để có thể giải quyết được các vấn đề công ty đang có. Nếu thông tin bị tắc nghẽn hay truyền đạt không đầy đủ, công việc và ngay chính bản thân công ty cũng không thể tiếp tục hoạt động hiệu quả được. Trong các doanh nghiệp kiểu Nhật, có một công cụ giúp người Nhật hạn chế bớt phần nào nh...

Tiếp biến văn hoá

Hình ảnh
Khi bạn “cưới” một nền văn hoá khác (không chỉ là khi bạn cưới một người đến từ nền văn hoá khác), bạn sẽ thường xuyên ở trong tình trạng đấu tranh về việc chấp nhận tiếp thu cái gì và từ chối tiếp thu cái gì từ nền văn hoá đó. Tiếp biến văn hoá là gì? Những nghiên cứu về tiếp biến văn hoá (aculturation - quá trình thay đổi văn hoá và tâm lý sau những cuộc gặp gỡ văn hoá) của những người di cư cho thấy họ thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi rất căn bản về việc mình sẽ chấp nhận những gì và bỏ đi những gì. Và nghĩ nhiều quá về điều này có thể gây tổn hại đến sức khoẻ/tình hình tài chính của bạn ^^ Ảnh: Vysa Charity Book Các hình thức của tiếp biến văn hoá Có 4 hình thức cơ bản của tiếp biến văn hoá: 1. Đồng hoá: cá nhân chấp nhận các giá trị văn hoá của nước sở tại thay vì giá trị văn hoá gốc của mình. Đôi khi có thể dùng bạo lực để ép buộc quá trình đồng hoá (không khuyến khích) 2. Phân chia: cá nhân chối bỏ nền văn hoá sở tại và bảo tồn văn hoá gốc. 3. Tích hợp: cá nhân có khả...

Chào hỏi và ngành dịch vụ

Hình ảnh
Mình nhớ cách đây nhiều nhiều năm có cuộc tranh luận về việc nên sửa đổi tiếng Việt, đặc biệt là phần chào hỏi và đại từ nhân xưng, để có thể phát triển được các ngành dịch vụ. Ở Nhật, đi đâu mình cũng được các hòn bi ve (tức là người Nhật, trong ngôn ngữ của mình, ahihi) tròn xoe trong veo leng keng gọi mình là “okyakusama”, nghĩa là quý khách. Cứ thấy mình bước vào là họ sẽ nhất loạt đồng thanh “Irasshaimase”, rồi lúc bước ra lại đồng thanh nhất loạt cảm ơn cảm iếc, mong quý khách lại hạ cố đến tệ điếm lần sau. Tất cả những câu chào hỏi trong “bộ hướng dẫn sử dụng người Nhật” này được các hòn bi ve sáng tạo ra và lưu truyền đời này sang đời khác, nâng nó lên thành truyền thống, thành nghệ thuật, góp phần đưa ngành dịch vụ Nhật trở thành thứ mang lại nhiều sự ngưỡng mộ và cảm động cho các thanh niên nước khác khi sang đây chơi và rồi moi tiền của họ. Mình cũng hay nói với các bạn trẻ là, đừng lo gì cả, cứ học thuộc lòng hết những cái này là sống ở Nhật khoẻ rồi. Chứ ở Việt Nam ...

CHƠI CẦU LÔNG Ở NHẬT

Hình ảnh
Ở nhà mình lười như hủi, nhưng từ hồi đi học, mình lại sinh ra cái thói tăng động lol thích thể dục thể thao. Mình thì từ bé đến giờ do xấu tính nên không mấy khi chơi các môn thể thao theo nhóm. Hay nói cách khác là vì xấu tính nên bạn bè cũng xa lánh và không mấy khi rủ mình chơi cùng. Haizz. Vì thế nên mình hay chơi những trò không làm phiền đến ai như kiểu jogging hay là đi gym ngồi ghế mát xa (mình gọi nó là một môn thể thao lol). Nhưng sau có mấy bạn bè động viên quá (phét!), nên mình cũng có tham gia câu lạc bộ cầu lông ở khu ký túc xá. Đó là một khu ký túc xá xịn xò nằm trên đảo Odaiba ngoài vịnh Tokyo và phải đi một con tàu điện tự động không người lái mới đến được LOL Mình chơi thì cũng không tệ lắm =)) nhưng cũng hay đánh hỏng. Mỗi lần đánh hỏng mình lại ngửa mặt lên trời chửi thề hoặc dậm chân xuống đất chửi bậy :D cứ thế cho đến hết trận. Nhưng mà khi chơi với các bạn Nhật, các bạn văn minh quá khiến mình nhiều khi rất ngại. C ác bạn đánh cầu hỏng là các bạn quay sang mình...