CẢM GIÁC CỦA NHỮNG KẺ-NGOÀI-CUỘC
Thường thì sau khi sang Nhật, chúng ta không còn là người Việt Nam mà bạn bè, gia đình, hay chính chúng ta từng biết.
Nhưng chính chúng ta cũng không bao giờ có thể trở thành người Nhật, dù có ở đây bao nhiêu năm, nói giỏi tiếng Nhật đến mức nào, dù có thành thạo các loại manner ra sao, hay cho dù trong thâm tâm chúng ta muốn/không muốn điều đó thế nào.

Chúng ta trở thành một nhóm người thiểu số, đứng ngoài cuộc nhiều thứ quan trọng trong đời. Chúng ta bỏ lỡ nhiều sự kiện, nhiều khoảnh khắc, nhiều cơ hội có ở khắp nơi.
Chúng ta có thể cảm thấy mình thuộc về hai nơi, nhưng sau đó lại hốt hoảng nhận ra mình chẳng thuộc về nơi nào cả.
Chúng ta có thể yêu cả hai đất nước này, nhưng tương tự cũng có thể ghét cả hai.
Điều cần thiết khi ở những giai đoạn ngập chìm trong chứng Trầm cảm đối với những người sống ở nước ngoài (biểu hiện thông qua suy nghĩ như đã nêu ở phần trên), trong quarter-life crisis (khủng hoảng một phần tư cuộc đời, khoảng 20-35 tuổi, lo lắng về định hướng tương lai và chất lượng cuộc sống) hay identity crisis (khủng hoảng bản sắc), chúng ta tìm thấy những con người hoặc những nhóm người có sự tương đồng với mình, cũng đang trải qua trường hợp giống mình.
Chẳng để làm gì cả, chỉ để ngồi cùng nhau cả buổi chiều, nhâm nhi cafe, cắn hướng dương, rồi kể cho nhau nghe sự lạc lối của mình đã là quá đủ.
Cảm ơn “bạn” đã đi qua cuộc đời mình, thưởng thức cafe và cắn hướng dương với mình nhiều tháng qua, hôm nay còn chụp cho mình tấm ảnh quá deep.
Bạn sắp đi và có thể lạc lối ở chốn khác, chẳng biết chúc bạn điều gì, hay là chúc bạn nhiều tiền đi.
Lạc lối mà vẫn rủng rỉnh hầu bao thì tốt quá rồi nhỉ?
Nhưng chính chúng ta cũng không bao giờ có thể trở thành người Nhật, dù có ở đây bao nhiêu năm, nói giỏi tiếng Nhật đến mức nào, dù có thành thạo các loại manner ra sao, hay cho dù trong thâm tâm chúng ta muốn/không muốn điều đó thế nào.
Chúng ta trở thành một nhóm người thiểu số, đứng ngoài cuộc nhiều thứ quan trọng trong đời. Chúng ta bỏ lỡ nhiều sự kiện, nhiều khoảnh khắc, nhiều cơ hội có ở khắp nơi.
Chúng ta có thể cảm thấy mình thuộc về hai nơi, nhưng sau đó lại hốt hoảng nhận ra mình chẳng thuộc về nơi nào cả.
Chúng ta có thể yêu cả hai đất nước này, nhưng tương tự cũng có thể ghét cả hai.
Điều cần thiết khi ở những giai đoạn ngập chìm trong chứng Trầm cảm đối với những người sống ở nước ngoài (biểu hiện thông qua suy nghĩ như đã nêu ở phần trên), trong quarter-life crisis (khủng hoảng một phần tư cuộc đời, khoảng 20-35 tuổi, lo lắng về định hướng tương lai và chất lượng cuộc sống) hay identity crisis (khủng hoảng bản sắc), chúng ta tìm thấy những con người hoặc những nhóm người có sự tương đồng với mình, cũng đang trải qua trường hợp giống mình.
Chẳng để làm gì cả, chỉ để ngồi cùng nhau cả buổi chiều, nhâm nhi cafe, cắn hướng dương, rồi kể cho nhau nghe sự lạc lối của mình đã là quá đủ.
Cảm ơn “bạn” đã đi qua cuộc đời mình, thưởng thức cafe và cắn hướng dương với mình nhiều tháng qua, hôm nay còn chụp cho mình tấm ảnh quá deep.
Bạn sắp đi và có thể lạc lối ở chốn khác, chẳng biết chúc bạn điều gì, hay là chúc bạn nhiều tiền đi.
Lạc lối mà vẫn rủng rỉnh hầu bao thì tốt quá rồi nhỉ?
Nhận xét
Đăng nhận xét
Cảm ơn bạn đã ghé thăm blog của mình <3