QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG THAY VÌ QUẢN LÝ THỜI GIAN/CÔNG VIỆC

Mấy năm nay mình có làm những workgroup miễn phí về cảm xúc cũng như cách xử lý một số loại cảm xúc tiêu cực nổi bật như nỗi buồn, sự lo âu căng thẳng hay sự tức giận.
Trong đó có một nội dung mà một số học viên của mình đánh giá khá cao, đó là suy nghĩ về việc quản lý năng lượng thay vì quản lý thời gian/công việc theo cách suy nghĩ truyền thống.


Về cơ bản thì việc quản lý năng lượng, đặc biệt là đối với những người có xu hướng dễ bị áp lực về công việc, có thể mang lại hiệu quả tốt hơn so với việc học kỹ năng quản lý thời gian/công việc.
Thông thường thì quản lý thời gian, công việc hay năng lượng đều nhằm đến mục đích chung đó là làm được nhiều việc hiệu quả trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhưng điểm khác biệt đó là quản lý thời gian/công việc thì tập trung vào những thứ "phải làm", trong khi quản lý năng lượng thì tập trung vào những thứ "chuẩn bị năng lượng cho việc phải làm".
Sự phân biệt này đặc biệt có ích cho các bạn đang trong giai đoạn có nhiều áp lực tâm lý vì nó giúp các bạn tập trung nhiều hơn vào khâu "chuẩn bị năng lượng", nhất là khi các đang ở trong giai đoạn cực kỳ nhạy cảm với cảm xúc của mình và dễ thấy năng lượng của mình trồi sụt một cách không thể kiểm soát.
Trong quản lý năng lượng, có nhiều thứ chúng ta cần lưu ý.
Đầu tiên là "năng lượng" của mình đến từ đâu.
Việc tìm hiểu về nguồn gốc năng lượng của mình có thể khiến cho bạn có thêm nhiều insight thú vị về bản thân.
Ví dụ như ở cạnh ai thì chúng ta thấy được nạp năng lượng, ăn cái gì thì thấy khoẻ mạnh hơn, uống cái gì, chơi cái gì, hít drama nào, xem film gì thì thấy yêu cuộc sống và có thể tha thứ được cho người xung quanh mình chẳng hạn 😃
Có những người vào một ngày nào đó có năng lượng từ việc ở nơi yên tĩnh một mình, nhưng cũng có một số ngày lấy được năng lượng ở những nơi ồn ào, nhiều màu sắc, nhiều âm thanh... Quan sát và phân tích nơi mang lại năng lượng cho mình yêu cầu một thời gian để thử nghiệm và trải nghiệm rất nhiều thứ khác nhau.
Tiếp theo là xem xét các hoạt động tiêu dùng năng lượng của mình.
Ví dụ như một buổi học, một cuộc meeting khó khăn, một cái deadline nào đó có thể tiêu hao của mình bao nhiêu năng lượng.
Mình cảm thấy "tả tơi" thế nào sau cuộc điện thoại với ai đó, hay mình thấy tụt mood thế nào khi lướt phải những nội dung kiểu gì trên Tiktok...
Tất cả những quan sát đó sẽ cực kỳ có ích cho việc quản lý bản thân của chúng ta.
Sau khi đã biết cách năng lượng được nạp vào và cách chúng bị tiêu hao, chúng ta có thể dự đoán được mức năng lượng của mình tại thời điểm hiện tại, tại thời điểm của từng hoạt động, và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho việc nạp/sử dụng năng lượng một cách hiệu quả trong các tình huống phức tạp của cuộc sông.s
Chinh vì thế mà mình thường hay chia sẻ với các bạn cách thiết lập lịch sinh hoạt hàng ngày trong đó trọng tâm là các hoạt động sạc năng lượng thông thường như ngủ, ăn, nghe nhạc, xem film, thể dục, trò chuyện với một người thân yêu.
Tất nhiên là sau đó những hoạt động "phải làm" sẽ vẫn được thêm vào calendar hàng ngày, nhưng ít nổi bật hơn và cần được coi như những hoạt động đơn giản và ít nỗ lực hơn.
Nhưng lý thuyết là thế, chứ còn mình thì cứ đến cuối ngày hoặc gần cuối tuần như hôm nay là lại biến hình thành một con khỉ khó ưa mọi người ạ 😃
Chỉ khi nào được ăn ngon và ngủ kỹ mình mới có thể hiền lành và dễ chịu được.
Chúc mọi người lướt internet vui vẻ nhé =)))) Nhớ chọn lọc thông tin có ích và mang lại năng lượng nữa nha =))

P/S: Ảnh minh hoạ những lúc mình hiền lành và dễ chịu nha mọi người ^^

Nhận xét

Đọc nhiều

HỌC ĐẠI HỌC TỪ XA Ở NHẬT

Nỗi đau khổ của Emma

Làm sao để xử lý các suy nghĩ tiêu cực

Thế hệ lỏng loẹt tại Nhật

Tiếp biến văn hoá