ĐỂ CÓ NHỮNG THÓI QUEN TỐT HƠN

Theo các nhà khoa học về thói quen =))) thì thói quen là một hành vi tự động, thường bao gồm 3 thành phần: 1 cái mồi nhử, 1 chuỗi hành vi, và 1 phần thưởng.



Theo các nhà khoa học về thói quen =))) thì thói quen là một hành vi tự động, thường bao gồm 3 thành phần: 1 cái mồi nhử, 1 cái chuỗi hành vi, và 1 phần thưởng.

MỒI NHỬ

Mồi là những thứ khơi gợi theo đúng nghĩa "mồi" của hành vi mà chúng ta muốn tạo thành thói quen. Mồi này có thể là địa điểm thời gian hoặc bất kỳ cái gì chúng ta nghe thấy, nhìn thấy, hoặc cảm thấy. Tiếng chuông báo thức là một loại mồi điển hình, cảm xúc tức giận cũng có thể là mồi cho một loạt các hành vi diễn ra sau đó (quát tháo, ném đồ đạc, nắm chặt đấm tay...). "Cò mồi" là một phần cực kỳ quan trọng trong chuỗi lặp của thói quen mà đôi khi chúng ta không để ý được.

CHUỖI HÀNH VI

Chuỗi hành vi là một hoặc một vài hành vi mà chúng ta muốn tạo thành phần chính của thói quen. Đây chính là phần chính của nội dung thói quen mà chúng ta muốn thay đổi, tạo mới hay xoá bỏ.
Cái này có thể bao gồm các chuỗi hành vi như loạt động tác yoga phức tạp mà đôi khi chúng ta gọi nôm na hàng ngày là 5 phút yoga nhẹ nhàng để giảm cân ấy thay vì ngồi lướt Tiktok chẳng hạn. Hoặc đó là chuỗi hành vi vào bếp thổi cơm, cắt rán nọ kia làm thành hộp cơm đầy dinh dưỡng và ngon mắt mang đi làm để thay vì ăn cơm ngoài các cái. Đó cũng có thể là chuỗi hành vi dậy 5h sáng mỗi ngày, đi chạy 5km, tắm nước lạnh 15 phút rồi đọc sách 50 phút ấy =)) 
Đây là phần chính của một thói quen và thông thường là phần chúng ta có thể khoe/flex nhiều nhất =)))

PHẦN THƯỞNG

Nếu phần thưởng này thoả mãn điều gì đó cho bản thân chúng ta, bộ não chúng ta sẽ dễ làm quen cũng như dễ kích hoạt chế độ để thúc đẩy chúng ta thực hiện các lộ trình hanh vi trước đó hơn. 
Nhiều trường hợp thói quen đã đi vào nề nếp, những "ảo ảnh" về phần thưởng có thể xuất hiện ngay khi yếu tố số 1 "mồi nhử" bắt đầu.  Giông hệt như các loại phản xạ không điều kiện ấy ạ. 
Kiểu nhìn thấy miếng chanh là ứa cả nước miếng, nhìn thấy nắng lên hoa nở là ấm lòng, nhìn thấy một chiếc ảnh thú vị trên mạng là tưởng tượng ra bê về FB sẽ có bao nhiêu like các cái 😀

Lý thuyết về thói quen là như vậy. 

Chính vì thế nên muốn tạo mới, sửa đổi hay xoá bỏ một thói quen, chúng ta cần nắm chắc 3 bước này để biết mình đang yếu khâu nào để thay đổi, chứ không đơn giản là bảo tập thể dục đi là tập thể dục được ngay đâu ạ ^^

Có một số nghiên cứu/quan sát như thế này ạ:

- Thay đổi một thói quen thì dễ hơn là tạo mới. Tức là vẫn cái "mồi nhử" và "phần thưởng" đó, chúng ta thay đổi một chút hành vi ở giữa là đã có một thói quen mới. Ví dụ như mỗi khi tức giận, thay vì đập phá đồ đạc, chúng ta dừng lại để uống một cốc nước và nhìn vào thứ chúng ta tức giận với một thái độ đầy quyền lực như khi chúng ta vừa đập phá xong thì chúng ta sẽ có một thói quen mới hoàn toàn tốt =))) lý thuyết là như thế ạ.

- Xác định mồi nhử mấu chốt của thói quen của mình thì sẽ điều chỉnh thói quen tốt hơn. Ví dụ như để cốc nước và bình nước ở cạnh chỗ làm việc thì sẽ dễ hình thành thói quen uống nước nhiều hơn khi làm việc chẳng hạn. Cái này cần sự quan sát các chuỗi hành vi hàng ngày và kiểm tra đi kiểm tra lại. Nhưng rồi sẽ tìm ra thôi ạ ^^

- Chú trọng hơn tới phần thưởng, kể cả đôi khi nó không hoàn toàn phục vụ mục đích. Kiểu như mục tiêu là đi chạy hàng ngày, thì lúc chạy về nhà có uống 1 cốc bia hay một cốc nước ngọt cũng không sao. Cứ chạy đều hàng ngày đã 😀 rồi dần dần chạy xong sẽ thấy không cần bia và nước ngọt nữa nhưng vẫn chạy được. Hoặc lúc nào chạy xong mà thấy nghiện bia hay nước ngọt thì lại tiếp tục chẻ nhỏ chuỗi hành vi/thói quen uống bia/nước ngọt ra mà thay đổi tiếp. Có sao đâu 😀

- Chưa cần quá để ý tới chất lượng của chuỗi hành vi chủ chốt của thói quen. Tức là hàng ngày cứ đến lúc chui vào chăn là mang sách ra đọc. Vài ngày đầu chỉ cần 1-2 dòng, sau tăng dần lên thành vài trang, vài chục trang là OK. Không quan trọng số lượng, mà quan trọng cứ đúng quy trình trước là được ạ.
Các thói quen cuộc sống, thói quen cảm xúc, thói quen suy nghĩ đều có thể chỉnh sửa khi mình phân tích được 3 thành phần chủ chốt của nó.

Em xin tóm tắt lại toàn bộ kiến thức cóp nhặt và kinh nghiệm thực tế sau nhiều năm thất bại của em như vậy ạ 😀

Nhận xét

Đọc nhiều

HỌC ĐẠI HỌC TỪ XA Ở NHẬT

Nỗi đau khổ của Emma

Làm sao để xử lý các suy nghĩ tiêu cực

Thế hệ lỏng loẹt tại Nhật

Tiếp biến văn hoá