Bài đăng

TOMORROW.CARE TRÊN NỀN TẢNG SKILLISM

Hình ảnh
Nhiều bạn có liên lạc với mình để hỏi bao giờ sẽ có thêm khóa học CBT (phương pháp trị liệu nhận thức hành vi). Mình xin thông báo là khóa học này cũng như chương trình tư vấn tâm lý 1:1 của Tomorrow.Care đã có mặt trên nền tảng Skillism rồi ạ. Các bạn hãy đăng ký tài khoản ngay tại đây  https://skillism.com/service  để tiện đặt lịch với Tomorrow.Care cho các vấn đề đang có nhé <3 Trên đây là chiếc video mình giới thiệu về quá trình mình hình thành và xây dựng dự án Tomorrow.Care trong những năm Covid :) Hy vọng sẽ được gặp và trò chuyện nhiều hơn với mọi người ạ! ----- Ngày 28/2/2023, mình vừa bị xoá các tài khoản Facebook/Instagram như sau ạ: Facebook: www.facebook.com/nhatbm (Nhat M. Be) Instagram: www.instagram.com/nhatbm (Nhat M. Be) Và như thế nên mình mất quyền quản lý đối với các page liên quan của dự án www.tomorrow.care như sau: Fanpage: www.facebook.com/be.tomorrow.care (Tomorrow.Care) Hiện tại mình đang sử dụng tài khoản FB này ( www.facebook.com/nhatm...

QUAN SÁT DÒNG SUY NGHĨ

Hình ảnh
1h sáng và mình vừa mới xong một session của workshop "Xử lý cảm xúc tiêu cực" của Tomorrow.Care. Thường thì mỗi khi mình nói chuyện với các bạn xong, mình thường bị kích thích và cần khoảng 30 phút - 1 tiếng để cool down trước khi bắt đầu việc khác, mà bây giờ thì là việc ngủ :D Nên đằng nào cũng chưa ngủ được ngay, mình lại ngồi viết lách một cái gì đó. Hôm trước về VN, mình ngồi ô tô từ thành phố về thị trấn nhà mình. Khi đi đến một khúc cua, mình chợt nhớ ra kỷ niệm với cô bạn lớp trưởng lớp mình hồi trước. Bạn mình thì suốt gần chục năm học với mình, bạn ấy đều làm lớp trưởng. Bạn ấy học rất giỏi môn Văn.  Mình nhớ hồi lớp 5, bọn mình đi thi HSG cùng nhau dưới thành phố. Khi đi đến cái khúc cua chỗ nhà máy xi măng, bạn bảo mình "Này, chúng ta đang nắn đường đấy! Nhìn vào chỗ cái đầu xe mà xem, bọn mình cứ đi đến đâu là đường nó thẳng ra đến đấy đó" =)) Mình phục bạn cực kỳ ấy! Vì đến tận khi vào cấp 3, học tích phân vi phân các kiểu các thể loại, lên ĐH suýt t...

VỀ ABE-SAN

Tôi đến Nhật để nghiên cứu chuyên ngành Chính sách Công vào mùa hè năm 2012. Mùa thu năm đó Thủ tướng Abe nhậm chức lần 2. 8 năm du học của tôi là 8 năm của chính quyền Thủ tướng Abe. Với chủ trương mở cửa, chủ đề "toàn cầu hoà" được thảo luận sôi nổi ở khắp các doanh nghiệp, các tổ chức và trường học.  8 năm đó đối với du học sinh ngành Chính sách như chúng tôi thật sự là một quãng thời gian đáng quý. Chúng tôi được tham gia nhiều phiên thảo luận rất thú vị cùng các chính trị gia, công chức nhà nước, lực lượng phòng vệ, giới khoa học, giới doanh nghiệp Nhật về các vấn đề kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của Nhật. Chúng tôi được lắng nghe những tranh luận chính sách về tái thiết kinh tế sau thảm hoạ kép 2011, về những thách thức của một xã hội siêu già hoá, về việc thay đổi Hiến pháp Hoà Bình trong bối cảnh thế giới đa cực hoá. Rất nhiều các vấn đề khác ở Nhật cũng đã được mang ra để nghiên cứu và phân tích, vì với tư cách một trong những "xã hội hậu tăng trưởng"...

Funauki, Iriomote, Ishigaki, Okinawa

Hình ảnh
Tuần trước nhà mình xuống Okinawa chơi và tranh thủ workation nên có chút ảnh và thông tin chia sẻ cùng mọi người. Nhà mình đã xuống Okinawa nhiều lần, cũng có vài lần đi đảo chính, đảo Kumejima hoặc Miyakojima. Lần này đi xa hơn chút xuống Iriomote, nằm ở phía Nam của Ishigaki, Okinawa. Iriomote là một hòn đảo khá lớn, thứ 2 hay thứ 3 gì đó trong quần đảo Okinawa. Để đến Iriomote, mọi người thường đi máy bay tới Ishigaki rồi sau đó đi thuyền khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ nữa để tới cảng Uehara hoặc Ohara. Đảo này có địa hình khá phức tạp, núi cao kéo dài tới tận bờ biển nên tuy diện tích đảo lớn nhưng lại chỉ có một vài làng và thị trấn nhỏ ở ven biển. Phần lớn diện tích của đảo là khu vực bảo tồn quốc gia và di sản thế giới được UNESCO công nhận. Iriomote vốn dĩ chưa bao giờ đông đúc. Nghe nói chỉ có một đợt trước chiến tranh, người ta đổ về đây để khai thác than nên khu vực này khá đông thợ mỏ và cai mỏ ^^ nhưng rồi vì một đợt dịch sốt rét mà người ta buộc phải ngừng khai thác ở khu vự...

CHÚNG TA LÀ NHỮNG TÂM HỒN ĐỘC LẬP

Hình ảnh
Hôm nọ mình đi gặp một vài người bạn và bị hỏi là tư cách là tư vấn tâm lý, mình thường xử lý xung đột trong cuộc sống gia đình đặc biệt là xung đột giữa vợ với chồng như thế nào =))) Mình ba hoa một hồi về các lý thuyết phân tích tương giao, rồi thì các loại méo mó nhận thức, rồi việc chia sẻ kiến thức về những nội dung đó trong cuộc sống hàng ngày như thế nào để đảm bảo khi nhận thức được vấn đề, hai người hiểu được mình đang nói cái gì và đối phương đang nói cái gì, và có một khung lý thuyết để giải quyết vấn đề đó. Nói chung là mình ba hoa vòng vo loanh quanh một lúc để người ta nghĩ mình có đủ kiến thức và biết cách để vượt qua mấy loại xung đột ấy, để mọi người tin rằng mình có một cái bí quyết gì đó, một lời giải nào đó cho mấy loại vấn đề ấy mà =)) Nói chung là mình cũng thảo mai =))) Có một sự thật mình không chia sẻ với mọi người (mà chỉ post public FB thôi ^^), là dù mình cũng có nói chuyện nhiều về mấy cái thể loại lý thuyết trị liệu tâm lý đi nữa, cái thực sự mình suy nghĩ...

Xử lý cảm xúc lo âu căng thẳng như thế nào?

Hình ảnh
Trước khi chúng ta cùng đọc về sự lo âu, hãy cùng đọc lại bài viết về CBT và mối quan hệ giữa suy nghĩ - cảm xúc - hành vi nhé! Bởi lẽ để hiểu được ý nghĩa và vai trò của từng loại cảm xúc, chúng ta cần biết được cách chúng sinh ra từ đâu cũng như “tác dụng” của chúng để làm gì. Một cách nôm na, cảm xúc chính là dấu hiệu của cơ thể, cho các cơ quan trong cơ thể hiểu được có chuyện gì đó đang xảy ra và chúng ta cần hành động thế nào để đối phó với những tình huống đó. Sự lo âu cũng tương tự như vậy. Vốn dĩ sự lo âu thường được tạo ra từ phần nào đó trong não bộ của chúng để cho chúng ta biết rằng, có một sự mất mát nào đó sắp xảy ra. Đó có thể là: Một sự mất mát trong tương lai Một sự mất mát trong tưởng tượng Đó có thể là một chuyện gì đó nguy hiểm có thể xảy ra, có chuyện gì đó gây tổn thất đến lợi ích của chúng ta, hoặc chúng ta có thể mất đi một sự ổn định nào đó. Vì việc “tìm cách duy trì sự ổn định” là một phần trong bản năng của chúng ta mà. Đó là lý do loài người có thể tồn tại...

ĐAM MÊ ĐANG ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ QUÁ CAO

Hình ảnh
Những người trẻ mang trong mình nỗi đau khổ phải tìm ra "đam mê". Ai cũng nói về đam mê, một số người thành công trước họ cũng nói nhiều về đam mê. Có những người cực đoan, họ còn cho rằng sống phải có đam mê. Ai không có đam mê coi như sống không bằng chết. (Thật kinh khủng) Vậy đam mê là cái gì?  Bao giờ nó đến?  Làm cách nào để tìm thấy?  Mà... liệu nó có thật không?  Nếu không tìm thấy đam mê thì có sao không? Nếu không có đam mê, tất cả những thứ chúng ta đang có liệu có đáng là đồ bỏ đi hết không? Sự thật là ngay cả khi không có đam mê, chúng ta vẫn có thể ăn, có thể ngủ, có thể tận hưởng một ngày của mình, có thể giúp đỡ người xung quanh mình, có thể nhận ra sự tồn tại có ích của mình.  Và kỳ lạ thay, khi làm được những việc kể trên cũng chính là lúc chúng ta cảm thấy thật nhiêu đam mê và yêu thương với cuộc đời này. Con người chúng ta không chỉ có riêng phần cảm xúc. Chúng ta là một hệ thống phức tạp với nhiều thứ thú vị và thú vị hơn cả cảm xúc ^^ Cảm x...

Áp lực đồng trang lứa: Làm sao để vui với cuộc sống của chính mình?

Hình ảnh
“Áp lực đồng trang lứa” (peer pressure, hay còn gọi là áp lực đồng đẳng ) có thể hiểu một cách chung chung là tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp đến từ những người giống mình, những thành viên của các nhóm xã hội có cùng mối quan tâm, kinh nghiệm hay địa vị xã hội. Chính vì thế mà có lẽ mình thích cụm từ đồng đẳng hơn là đồng trang lứa. Nó cho thấy áp lực lớn đến từ một nhóm rộng hơn nhiều ngoài nhóm có cùng lứa tuổi với chúng ta. Trong bài viết này mình cũng sử dụng cách gọi thống nhất là áp lực đồng trang lứa nhé! Nhu cầu được đánh giá trong nhóm, trong cộng đồng có lẽ không chỉ là đặc trưng riêng của loài người. Các loài động vật và kể cả thực vật khác cũng luôn cạnh tranh nhau để trở nên nổi bật hơn, quyến rũ hơn để hấp dẫn “bạn tình” hay những đối tượng “thụ phấn hộ” với mục đích cao nhất là duy trì giống nòi. Điều đó chắc được viết ở đâu đó trong bộ gen của các sinh vật trên Trái Đất như chúng ta và các nhà khoa học đã khám phá ra điều này cách đây vài trăm năm rồi. ...